Đánh giá nguy cơ đột quỵ, đau tim của nội tiết tố testosterone
SKĐS – Testosteron là một nội tiết tố cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như đặc điểm nam tính ở nam giới.Testosteron là một nội tiết tố cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như đặc điểm nam tính ở nam giới. Đây là hormon nam chính do các tế bào kẽ của tinh hoàn sản xuất dưới sự điều hòa của các hormon hướng sinh dục của thùy trước tuyến yên và dưới tác động của hệ thống điều khiển ngược âm tính lên trục vùng dưới đồi – tuyến yên tinh hoàn. Sản phẩm testosteron được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn chỉ để sử dụng cho người đàn ông vì những nguyên nhân nào đó bị thiếu hoặc có nồng độ testosteron thấp và được dùng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Các dạng thuốc chứa testosteron được FDA phê chuẩn bao gồm gel bôi, miếng dán, thuốc dùng qua đường miệng (kẹo cao su) và thuốc tiêm…
Nguy cơ đau tim là tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng testosteron.
Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc đã được đề cập đến thường gặp như gây rối loạn nước, điện giải (giữ nitrogen, giữ natri và nước gây phù). Về nội tiết gây cương dương vật, tính dục thay đổi. Trên hệ cơ xương, thuốc có thể làm phát triển xương nhanh và đóng sớm các sụn nối đầu xương (ở thiếu niên)…
Mới đây, FDA cho biết, cơ quan này đang điều tra về nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong ở nam giới dùng sản phẩm testosteron được FDA phê chuẩn. Quyết định điều tra này dựa trên hai nghiên cứu riêng biệt gần đây đều cho thấy có sự tăng nguy cơ biến cố tim mạch ở những người đàn ông sử dụng testosteron.
Nghiên cứu thứ nhất quan sát những người đàn ông lớn tuổi trong hệ thống y tế cựu chiến binh Mỹ được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (JAMA) trong tháng 11/2013. Những người đàn ông trong nghiên cứu này có testosteron trong huyết thanh thấp. Tuổi trung bình là khoảng 60 tuổi và nhiều người đã mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn. Trong nghiên cứu này cho thấy, 30% tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong trong nhóm dùng liệu pháp testosteron.
Một nghiên cứu quan sát thứ hai cũng cho thấy có sự tăng nguy cơ đau tim ở nam giới lớn tuổi cũng như ở nam giới trẻ tuổi bị bệnh tim từ trước khi điều trị bằng testosteron. Nghiên cứu cho thấy, có sự gia tăng gấp 2 – 3 lần nguy cơ đau tim ở nhóm người trên và dưới 65 tuổi trong 90 ngày đầu tiên dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với nam giới không có tiền sử bệnh tim không có tăng nguy cơ này.
FDA cho biết, tại thời điểm này, FDA chỉ cung cấp cảnh báo mà chưa kết luận việc điều trị testosteron được FDA phê chuẩn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong. Cơ quan này sẽ tiếp tục đánh giá các thông tin từ các nghiên cứu, dữ liệu có sẵn và sẽ đưa ra kết luận khi có các thông tin đầy đủ.
Vì vậy, theo FDA, bệnh nhân không nên ngưng dùng sản phẩm testosteron khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nên cân nhắc những lợi ích của liệu pháp testosteron với những nguy cơ tiềm tàng của thuốc.
Đánh giá nguy cơ đột quỵ, đau tim của nội tiết tố testosterone
Testosteron là một nội tiết tố cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như đặc điểm nam tính ở nam giới. Đây là hormon nam chính do các tế bào kẽ của tinh hoàn sản xuất dưới sự điều hòa của các hormon hướng sinh dục của thùy trước tuyến yên và dưới tác động của hệ thống điều khiển ngược âm tính lên trục vùng dưới đồi – tuyến yên tinh hoàn. Sản phẩm testosteron được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn chỉ để sử dụng cho người đàn ông vì những nguyên nhân nào đó bị thiếu hoặc có nồng độ testosteron thấp và được dùng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Các dạng thuốc chứa testosteron được FDA phê chuẩn bao gồm gel bôi, miếng dán, thuốc dùng qua đường miệng (kẹo cao su) và thuốc tiêm…
Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc đã được đề cập đến thường gặp như gây rối loạn nước, điện giải (giữ nitrogen, giữ natri và nước gây phù). Về nội tiết gây cương dương vật, tính dục thay đổi. Trên hệ cơ xương, thuốc có thể làm phát triển xương nhanh và đóng sớm các sụn nối đầu xương (ở thiếu niên)…
Mới đây, FDA cho biết, cơ quan này đang điều tra về nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong ở nam giới dùng sản phẩm testosteron được FDA phê chuẩn. Quyết định điều tra này dựa trên hai nghiên cứu riêng biệt gần đây đều cho thấy có sự tăng nguy cơ biến cố tim mạch ở những người đàn ông sử dụng testosteron.
Nghiên cứu thứ nhất quan sát những người đàn ông lớn tuổi trong hệ thống y tế cựu chiến binh Mỹ được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (JAMA) trong tháng 11/2013. Những người đàn ông trong nghiên cứu này có testosteron trong huyết thanh thấp. Tuổi trung bình là khoảng 60 tuổi và nhiều người đã mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn. Trong nghiên cứu này cho thấy, 30% tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong trong nhóm dùng liệu pháp testosteron.
Một nghiên cứu quan sát thứ hai cũng cho thấy có sự tăng nguy cơ đau tim ở nam giới lớn tuổi cũng như ở nam giới trẻ tuổi bị bệnh tim từ trước khi điều trị bằng testosteron. Nghiên cứu cho thấy, có sự gia tăng gấp 2 – 3 lần nguy cơ đau tim ở nhóm người trên và dưới 65 tuổi trong 90 ngày đầu tiên dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với nam giới không có tiền sử bệnh tim không có tăng nguy cơ này.
FDA cho biết, tại thời điểm này, FDA chỉ cung cấp cảnh báo mà chưa kết luận việc điều trị testosteron được FDA phê chuẩn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong. Cơ quan này sẽ tiếp tục đánh giá các thông tin từ các nghiên cứu, dữ liệu có sẵn và sẽ đưa ra kết luận khi có các thông tin đầy đủ.
Vì vậy, theo FDA, bệnh nhân không nên ngưng dùng sản phẩm testosteron khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nên cân nhắc những lợi ích của liệu pháp testosteron với những nguy cơ tiềm tàng của thuốc.
Xem thêm:
- Androgen là gì và những tác động của androgen lên cơ thể nữ giới
- Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ: Tiết lộ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Giảm ham muốn ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Giáng Hỏa Sinh Tân có tốt không? Công dụng, giá bán [CẬP NHẬT]
- Spacaps có tác dụng gì? Giá bán và những lưu ý từ chuyên gia
- TOP 5++ Thuốc chữa lãnh cảm ở phụ nữ được chị em tin dùng
- Thuốc tăng ham muốn nữ tốt nhất 2020 và lưu ý khi dùng
- Tố Nữ Nhất Nhất có tác dụng gì? Giá bán và những lưu ý quan trọng
- Bị khô âm đạo nên ăn gì, kiêng ăn gì? TOP thực phẩm chị em cần biết
- Cách chữa khô âm đạo hiệu quả nhất dành cho mọi chị em
- Khô âm đạo sau sinh: Nguyên nhân và những điều chị em nên biết [ĐỌC NGAY]
- Khô âm đạo: Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân để điều trị
- Thuốc trị khô âm đạo – TOP 11 sản phẩm hiệu quả NHANH, AN TOÀN
- TOP 3 thuốc nội tiết của Nga được nhiều người biết đến
- TOP 9 thuốc nội tiết của Nhật được yêu thích nhất
- TOP 3 thuốc nội tiết của Pháp tốt nhất hiện nay
- Thuốc nội tiết tố nữ Angela: Những thông tin cần biết
- TOP 5 thuốc nội tiết tố nữ của Hàn Quốc tốt nhất
- TOP 5 thuốc nội tiết tố nữ của Mỹ tốt nhất hiện nay
- TOP 6 thuốc nội tiết tố nữ của Úc được tin dùng
- 15 thuốc nội tiết tố nữ tốt nhất hiện nay dành cho chị em
- Trị rối loạn nội tiết tố bằng Đông y có hiệu quả không? Top 9 bài thuốc được khuyên dùng